Phương pháp ăn kiêng siêu hot với thực đơn chỉ toàn hoa quả và rau xanh này liệu có thực sự giúp bạn có số đo 3 vòng thon gọn?
Nếu bạn đang nghĩ đến "clean eating" (ăn thực phẩm sạch), chắc chắn mục tiêu của bạn phải là một thân hình đẹp và khỏe khoắn
Đây là chủ đề đang khá "hot" đúng không? Với thực đơn hàng ngày ngập dầu mỡ, đường, tinh bột, chắc chắn nhiều người coi "clean eating" (ăn thực phẩm sạch) như là một cứu cánh để thanh lọc cơ thể và giảm cân.
Tuy nhiên, không như những gì báo chí hay nói, đại loại "Giảm xx kg một tuần với phương pháp clean eating" hay "Săn chắc vòng eo với phương pháp clean eating"..., phương pháp nào cũng có hai mặt của nó. Và sẽ thật thiết sót, nếu bạn không cân nhắc tới những tác hại trước khi bắt đầu theo bất kì chế độ ăn kiêng nào.
Clean eating nghe có vẻ rất kì diệu, nhưng tôi tin rằng chúng lại có khả năng trở thành một cái bẫy chết người.
1. Mặt tích cực của clean eating
Clean eating tốt khi chúng được áp dụng theo cách tăng lượng rau xanh, hoa quả, hạt, protein sạch và chất béo sạch bạn ăn hàng ngày. Đi kèm với đó là việc uống nhiều nước lọc, kết quả là các loại nước khác như cafe, nước có chứa đường hay nước ngọt giảm.
Clean eating nhắc bạn ăn hoa quả và rau, uống nước nhiều hơn
Clean eating có ích khi bạn biến chúng thành thói quen ăn uống lành mạnh, để bản thân và cả gia đình, bạn bè có lối sống và ăn uống khoa học hơn. Nó cũng là động lực để thúc đẩy bạn thử các loại đồ ăn mới, công thức mới. Các loại salad hay rau trộn lạ tai lạ vị trên mạng sẽ là những công thức bạn tìm đến nhiều hơn.
Rõ ràng là có rất nhiều tác dụng tích cực chứng minh sự lợi hại của phương pháp ăn kiêng này. Đừng ngạc nhiên khi có rất nhiều người nói về nó, và làm theo. Nhưng tôi cũng pải khẳng định rằng có một số ranh giới nhất định, mà nếu bạn vượt qua nó, clean eating sẽ trở thành nỗi ám ảnh, chiếm lĩnh bạn, mang lại các tác động tiêu cực và không hề lành mạnh chút nào.
Việc giảm khẩu phần ăn khi theo clean eating cũng giúp bạn có lối sống lành mạnh hơn
2. Mặt hạn chế của clean eating
Clean eating không lành mạnh khi chúng trở thành nỗi ám ảnh. Các phương pháp ăn uống khỏe mạnh không nên ám ảnh suy nghĩ của một người dù là nam hay nữ.
Clean eating sẽ trở thành một kinh nghiệm tồi tệ khi bạn chỉ chăm chăm tính xem mình đã ăn đủ lượng rau và hoa quả hay chưa. Cũng kinh khủng như thế, nếu bạn suốt ngày lo tính toán lượng calo nạp vào. Bởi vì chỉ lo tới lượng calo, bạn phải cắt giảm khẩu phần ăn, cả ngày chỉ ăn hoa quả và vài miếng thiệt và lúc nào cũng trong tình trang bủn rủn chân tay.
Clean eating có thể ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội của một người khi phải tránh các buổi giao lưu hội họp hay ăn ở ngoài vì sợ đồ ăn không đủ sạch, và không theo đúng thực đơn mình đề ra.
Phương pháp này tiếp tục có hại khi đồ ăn bắt đầu được phân loại như "tốt" hoặc "xấu".
Đây cũng sẽ là một trải nghiệm tệ hại bởi bạn bắt đầu chỉ có được niềm vui khi ăn "sạch" và thấy tồi tệ khi trót ăn những món ăn "không sạch".
Tệ hơn nữa, cuộc sống này còn gì là niềm vui khi bạn phải cắt bỏ hoàn toàn khẩu phần các món ăn bạn yêu thích chỉ để ăn những món đơn giản như rau, hoa quả?
Đây chính là một bữa ăn điển hình của clean eating: không có tinh bột, hữu cơ, không chứa chất béo, không chứa GMO, không có đường, chưa qua chế biến...
Như tôi đã nói ở trên, tôi nói từ chính những trải nghiệm của mình. Clean eating rõ ràng là một phương pháp tốt và có lợi cho rất nhiều người. Nhưng như tôi đã tận mắt chứng kiến, cảm nhận và trải nghiệm mặt trái của việc ám ảnh phải ăn "sạch", chỉ ăn rau và hoa quả mà thôi. Dù bạn có gọi nó là gì, điều này chẳng vui chút nào.
Để clean eating thực sự có lợi nhất cho bạn, đừng quá ám ảnh về nó. Ăn rau, củ, quả kết hợp với những món yêu thích, đến nhà hàng ưa thích và tụt ập cùng bạn bè. Cách sống lành mạnh bao gồm cả việc ăn sạch và ăn những món mình thích và không phải cảm thấy tội lỗi.
Niềm vui cuộc sống là ăn uống sạch và ăn những món mình thích mà không cảm thấy quá tội lỗi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét